Các giai đoạn Kinh_tế_Việt_Nam_thời_Pháp_thuộc

Thời kì 1858–1885

Đây là thời kỳ Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, trước khi Pháp chiếm được Nam Kỳ tăng trưởng ở Việt Nam chỉ ở mức 2,5% đến 3%, sau khi Pháp chiếm được Lục tỉnh Nam Kỳ, tăng trưởng của Nam Kỳ lúc này đã lên tới 6%. Tiếp đến việc chiếm nốt Bắc KỳTrung Kỳ, tăng trưởng của Việt Nam đã lên khoảng 6% đều đặn cho đến khi Lào và Chân Lạp bị Pháp thôn tính, lúc này kinh tế Việt Nam lên mức trên 8%.

Thời kì 1885–1900

Trong thời kỳ 18851900, kinh tế Việt Nam phát triển ở mức 7%/năm, khá cao so với các nước thuộc địa khác ở Đông Nam Á. Người Pháp bắt đầu khai hoang ở quy mô lớn tại Nam Kỳ bằng cách đào kênh nhằm tiêu úng, rửa phèn, cung cấp nước cho nông nghiệp. Việc đào kinh gia tăng từ năm 1880[1]:

  • Năm 1880—1890 đào 2.110.000 mét khối đất. Năm 1890, diện tích ruộng là 932.000 mẫu, tăng 169.000 mẫu, so với thời Nguyễn.
  • Năm 1890—1900 đào 8.106.000 mét khối. Năm 1900, diện tích ruộng là 1.212.000 mẫu, tăng 280.000 mẫu so với năm 1890.

Thời kì 1900–1920

Trong thời kỳ này Pháp đầu tư mạnh vào xây dựng cơ sở hạ tầng cùng các ngành công nghiệp như khai thác khoáng sản, cơ khí, chế biến nông sản...

Thời kì 1920–1945

Giai đoạn 1920–1940

Trước áp lực khủng hoảng kinh tế thế giới vào thập niên 1930, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại, trong đó người bị tác động lớn nhất là người Việt. Tăng trưởng kinh tế lúc này giảm xuống từ 7,3% vào năm 1930 xuống còn 3,9% vào năm 1935. Sau đó Thế chiến thứ hai bùng nổ, Pháp bị Đức Quốc xã chiếm đóng còn ở Đông Dương kinh tế suy thoái mạnh cho tới khi Nhật Bản tham chiến xâm lược và thành lập các chính quyền thân Nhật ở Đông Nam Á gây ra những biến động lớn về kinh tế tại các thuộc địa thời bấy giờ.

Giai đoạn 1940–1945

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế Việt Nam. Đầu tiên là những biện pháp quân sự hóa kinh tế nhằm phục vụ nhu cầu chiến tranh của chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam, do tại nước Pháp khi đó đang có chiến tranh và cũng đang bị xâm chiếm. Sau đó Nhật Bản dùng vũ lực loại bỏ Pháp chiếm đóng Việt Nam rồi thực hiện các biện pháp khác còn khốc liệt hơn nhằm mục đích khai thác phục vụ chiến tranh (bắt nông dân nhổ lúa trồng đay, buộc người dân bán lúa gạo với giá rẻ mạt để chuyển về Nhật).

Sự kiện nổi bật nhất trong giai đoạn này là Nạn đói năm Ất Dậu, 1944-1945. Các cường quốc đang chiếm đóng Việt Nam như Pháp, Nhật Bản vì mục đích phục vụ chiến tranh đã lạm dụng và khai thác quá sức vào nông nghiệp vốn đã lạc hậu, đói kém gây nhiều tai họa ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế của người Việt. Trong khi Nhật thu gom gạo để chở về nước thì Pháp dự trữ lương thực phòng khi quân Đồng minh chưa tới, phải đánh Nhật hoặc dùng cho cuộc tái xâm lược Việt Nam.[2]

Thời tiết là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lương thực tại miền Bắc. Thiên tai, lũ lụt, sâu bệnh gây mất mùa tại miền Bắc. Bệnh dịch tả lây lan nhanh và rộng khắp trong mùa lũ cũng góp phần làm tăng thêm số người chết trong nạn đói.[cần dẫn nguồn]

Thời kì 1945–1954

Đây là thời kỳ kinh tế không còn phát triển mạnh như trước, bởi lẽ chiến tranh Đông Dương nổ ra khắp Việt Nam. Tăng trưởng giảm mạnh từ 4% trung bình mỗi năm còn 1,7% và kéo dài cho đến khi Pháp rút khỏi Đông Dương sau khi đã bàn giao toàn bộ bộ máy hành chính và quân đội lại cho Quốc gia Việt Nam. Kinh tế Việt Nam dần ổn định trở lại và đạt tới mức 6% trong năm 1954–1955.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_tế_Việt_Nam_thời_Pháp_thuộc http://www.vjol.info/index.php/khxhvn/article/view... http://laodong.com.vn/xa-hoi/70-nam-nan-doi-lich-s... http://www.vanhoanghean.com.vn/tap-chi/nhung-goc-n... http://www.vr.com.vn/thongtinchung_lichsupt.html http://kketoan.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn... http://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/202... http://www.hochiminhcity.gov.vn/left/gioi_thieu/li... http://hkhktcd.vn/hoi-khoa-hoc-ky-thuat-cau-duong/... https://www.wider.unu.edu/sites/default/files/WP20... https://web.archive.org/web/20100201074131/http://...